Giải quyết tranh chấp thương mại bằng loại hình Trọng tài sẽ là xu thế?

KINHTENEWS - Nhân kỷ niệm 10 năm Luật Trọng tài tương mại được ban hành và có hiệu lực, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã tổ chức buổi Hội thảo "Tổng kết đề án trọng tài thương mại: Quá trình phát triển và định hướng tương lai".

Phát biểu tại Hội thảo, ông Vũ Xuân Phong - Phó Chủ tịch VIAC cho biết, tính đến năm 2019 số lượng tranh chấp khởi kiện tại VIAC là 274 vụ, tăng gấp nhiều lần so với số vụ từ năm 1993. Con số này phản ánh được bước nhảy vọt cũng như xu thế của cơ chế xét xử bằng trọng tài trong thời gian qua. Việc Luật Trọng tài Thương mại ra đời và không ngừng được hoàn thiện trong thời gian qua là nền tảng vững chắc giúp quy trình tố tụng  trọng tài diễn ra an toàn và hiệu quả hơn.


Bà Mai Thị Tuyết Hạnh - Phó phòng Bổ trợ Tư Pháp, Sở Tư Pháp TP. Hồ Chí Minh đã tiến hành báo cáo chi tiết vế quá trình thực hiện Đề án "Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của trọng tài thương mại đến năm 2020 tại TP. Hồ Chí Minh". 

Từ gốc độ cơ quan nhà nước, bà Hạnh nhận định, phần lớn các tổ chức trọng tài thương mại đã quan tâm xây dựng mô hình hoạt động dần đi vào ổn định và ngày một hoạn thiện cơ cấu tổ chức theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, phù hợp với năng lực kinh nghiệm, chuyên môn. Trọng tài thương mại là phương thức có nhiều ưu điểm nhưng vẫn chưa được biết đến như Tòa án, chính bởi vậy, việc phổ biến, nhân rộng kiến thức, thông tin về trọng tài thương mại là điều rất cần thiết.


Theo Ông Nguyễn Văn On - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài TP. Hồ Chí Minh, cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ngày càng trở nên cần thiết trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện tại. Tuy nhiên, khách quan mà nói doanh nghiệp vẫn chưa có niềm tin mặn mà sử dụng trọng tài thay cho Tòa án. Để nhân rộng và cung cấp trọn vẹn ưu điểm của trọng tài thương mại, thiết nghĩ đề án phát triển trọng tài thương mại cần được tiếp tục, cùng với đó, các tổ chức trọng tài cũng cần hoàn thiện hơn quy trình tố tụng, đào tạo trọng tài viên, cán bộ....và hơn hết là phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị khác, đẩy mạnh hơn nữa việc áp dụng trọng tài trong giải quyết tranh chấp.

Tại Hội thảo, PGS. TS Đỗ Văn Đại - Trưởng khoa Luật dân sự ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, Trọng tài viên VIAC đã có phần trao đổi về quá trình 10 năm phát triển của pháp luật trọng tài thông qua việc đánh giá, nhận định thực tiễn áp dụng pháp luật. Với kinh nghiệm của mình, chuyên gia đã nêu lên những điểm mới cùng thành tựu nổi bật của Luật TTTM so với Pháp lệnh trọng tài thương mại trước đó. Từ việc phân tích thực tiễn và đánh giá khách quan, chuyên gia đã chỉ ra một số điểm thuận lợi và bất lợi khi vận dụng điều khoản của Luật TTTM; cùng với đó là một số kiến nghị; đề xuất cũng được đưa ra nhằm hoàn thiện hơn quy định pháp luật, thuận lợi hóa quá trình xét xử thông qua hình thức trọng tài thương mại.

Phú Cường.
Bài viết đóng góp, xin gửi về email: vnkinhtenews@gmail.com

Kinh tế News ©


Email: kinhtenews@gmail.com
Ghi rõ nguồn Kinhtenews khi phát hành lại những thông tin này!

Văn phòng Miền Bắc: Tòa nhà ACB, 10 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Văn Phòng Miền Nam: An Phú Plaza,117-119 Lý Chính Thắng, P.7, Q.3
ĐT:(08) 38 330 888 - Fax: (08) 38 330 889