Việt Nam cần nỗ lực hơn trong việc xây dựng một không gian mạng văn minh

KINHTENEWS - Theo báo cáo chỉ số văn minh trên không gian mạng - Digital Civility Index (DCI) do Microsoft vừa công bố, Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia có chỉ số cao nhất (chỉ số càng cao, mức độ văn minh càng thấp).

Văn minh mạng là điều hết sức cần thiết

Khảo sát này nhằm tìm hiểu nhận thức của thanh thiếu niên và người trưởng thành trên 25 quốc gia về cuộc sống trên mạng và những trải nghiệm của các đối tượng này đối với 21 rủi ro do các hành xử không đúng mực gây ra. Qua đó nhận thấy top 5 chủ đề người Việt Nam thường có những hành xử không đúng mực đó là: các mối quan hệ tình cảm (48%), giới tính (48%), ngoại hình (35%), chủng tộc (23%)…

Khi được hỏi về những dự đoán của chính mình về các hành vi ứng xử trên không gian mạng trong tương lai, phản hồi của các đáp viên của 25 quốc gia như sau:

● 50% cho rằng các công ty công nghệ và mạng xã hội sẽ có những công cụ và chính sách để khuyến khích các hành động văn minh trên mạng và sẽ có những hình phạt thích đáng cho các hành vi sai phạm. 

● 50% đáp viên tin rằng nhận thức và khả năng tự bảo mật dữ liệu của mỗi cá nhân sẽ trở nên tốt hơn.

● 34% cho rằng số lượng phụ nữ bị xúc phạm trực tuyến sẽ giảm đi, các trẻ vị thành niên sẽ ít bị ngược đãi hơn...


Một điều đáng lưu ý đó là việc những đáp viên cho biết những hành vi này diễn ra khá thường xuyên và gần đây. Cụ thể, 70% đáp viên cho biết họ đã gặp phải một trong 21 hành xử không đúng mực trong một tháng gần đây. 97% thừa nhận họ đã bị tổn thương từ những hành xử đó trên không gian mạng và 83% lo lắng rằng họ sẽ gặp phải những hành vi tương tự một lần nữa.

Microsoft cũng phát đi thông điệp xây dựng một văn hóa hành xử văn minh hơn trên không gian mạng, xây dựng một 2020 tốt đẹp hơn với Quy luật vàng: Luôn cảm thông, thấu hiểu và tôn trọng mọi cá nhân tham gia tương tác trực tuyến; Tôn trọng sự khác biệt và các cách nhìn nhận đa dạng; Suy nghĩ trước khi trả lời những bất đồng, tránh đăng tải, gửi những gì có ảnh hưởng tiêu cực đến người khác… 

P.V.
Bài viết đóng góp, xin gửi về email: vnkinhtenews@gmail.com

Kinh tế News ©


Email: kinhtenews@gmail.com
Ghi rõ nguồn Kinhtenews khi phát hành lại những thông tin này!

Văn phòng Miền Bắc: Tòa nhà ACB, 10 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Văn Phòng Miền Nam: An Phú Plaza,117-119 Lý Chính Thắng, P.7, Q.3
ĐT:(08) 38 330 888 - Fax: (08) 38 330 889