Kinhtenews - Trường hợp này là minh chứng cho sự đối đầu giữa tổ chức nghiên cứu hàng đầu của Hàn Quốc và một doanh nghiệp có vị thế vô cùng quan trọng với nền kinh tế Hàn Quốc.
Tập đoàn Samsung Electronics đã bị yêu cầu phải nộp phạt 400 triệu USD sau khi tòa án liên bang tại Texas phán quyết rằng Samsung vi phạm bằng sáng chế của một đại học Hàn Quốc, theo tin từ Bloomberg.
Công ty Qualcomm và GlobalFoundaries cũng bị quy là vi phạm bằng sáng chế nhưng không phải nộp phạt cho bộ phận cấp bằng sáng chế của Viện Khoa học và công nghệ cao cấp Hàn Quốc (KAIST), một trong những trường đại học nghiên cứu hàng đầu tại nước này.
Tâm điểm của các vụ tranh chấp chính là công nghệ FinFet - một loại thiết bị xử lý giúp tăng khả năng hoạt động và giảm tiêu thụ năng lượng cho các loại chip ngày một nhỏ.
Bộ phận cấp bằng sáng chế của trường đại học KAIST cho biết ban đầu Samsung không quan tâm đến nghiên cứu của KAIST bởi tin rằng nó không phù hợp. Thế nhưng mọi chuyện đã thay đổi khi đối thủ Intel chấp nhận sử dụng sáng chế đó và phát triển sản phẩm riêng, theo KAIST IP.
Theo quan điểm của phía Samsung, hãng sản xuất chip lớn nhất thế giới, Samsung đã làm việc với trường đại học để phát triển công nghệ và bác bỏ việc vi phạm bằng sáng chế. Đồng thời, Samsung cũng không chấp thuận tính pháp lý của bằng sáng chế.
Tuy nhiên quan điểm của phía Samsung bị coi là thiếu thiện chí, chính vì vậy mức phạt mà Samsung phải chịu theo thẩm phán có thể cao gấp ba lần mức phạt của bồi thẩm đoàn.
Công nghệ là yếu tố then chốt của hoạt động sản xuất thiết bị xử lý sử dụng trong điện thoại di động. GlobalFoundries và Samsung đều sản xuất chip sử dụng công nghệ này. Qualcomm, hãng sản xuất chip sử dụng trong điện thoại lớn nhất, là khách hàng của cả hai công ty. Các công ty cùng bảo vệ lẫn nhau.
Trường hợp này là minh chứng cho sự đối đầu giữa tổ chức nghiên cứu hàng đầu của Hàn Quốc và một doanh nghiệp có vị thế vô cùng quan trọng với nền kinh tế Hàn Quốc. Luật sư của cả hai bên đã từ chối bình luận về vụ việc.
Minh Hy
Bài viết đóng góp, xin gửi về email:
vnkinhtenews@gmail.com