Microsoft công bố kết quả nghiên cứu hành vi nhân sự trực tuyến nhân ngày An toàn sử dụng Internet

Kinhtenews - Theo khảo sát mới nhất của Microsoft, những tương tác trực tuyến và phản hồi về những rủi ro trên môi trường số đã có những thay đổi tích cực trên toàn thế giới – tuy nhiên – một điều đáng ngạc nhiên, đó là rất nhiều những nạn nhân của các hành vi ngược đãi trên môi trường số cho biết, họ bị chính những người họ quen biết, thậm chí là người thân trong gia đình ngược đãi.

Trên thực tế, gần hai phần ba đáp viên (61%) cho biết họ ít nhiều có quen biết với những người ngược đãi họ. 36% cho biết người ngược đãi họ là những người thân thuộc: 17% cho biết người ngược đãi họ là bạn bè hoặc người thân, trong khi đó, 19% cho biết người ngược đãi họ là người họ có quen biết. Một phần tư đáp viên cho biết người ngược đãi họ là những người họ chỉ quen biết trên mạng, và 37% cho biết họ gặp phải những rủi ro trực tuyến từ người lạ. Những nạn nhân cho biết họ bị ngược đãi (41%) hoặc phân biệt đối xử (36%) trên môi trường số bởi chính gia đình và bạn bè của mình.


Đây là một số kết quả của khảo sát mới nhất của Microsoft: “Hành vi lịch sự, an toàn và tương tác trên môi trường số 2017”. Khảo sát này đo lường nhận thức của thanh thiếu niên và người trưởng thành về những rủi ro trực tuyến mà họ phải đối mặt và ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống của họ.

Có 23 nước tham gia trong cuộc khảo sát năm nay, bao gồm 14 nước đã tham gia từ 2016, cho phép chúng tôi chuẩn bị hai bản báo cáo cho Châu Mỹ và Châu Á.

Những nguy cơ trực tuyến hàng đầu là ‘kết nối không mong muốn’ và ‘ giả mạo, lừa đảo & gian lận’

Đây là năm thứ 2 liên tiếp ‘kết nối không mong muốn’ đứng đầu danh sách các nguy cơ trực tuyến – với 41% những đáp viên cho biết họ được liên hệ từ những người mà họ không mong muốn – ít hơn năm trước 2%. Đứng thứ hai trong danh sách là ‘giả mạo, lừa đảo & gian lận’ với 27% đáp viên cho biết họ đã từng gặp phải. Đây là năm dâud tiên nguy cơ này được bao gồm trong khảo sát.

Những kết quả khác từ báo cáo bao gồm:

· Hơn một nửa (53%) đáp viên cho biết họ đã từng gặp mặt người ngược đãi họ, tương tự kết quả năm ngoái. Cũng trong cùng nhóm được khảo sát đó, 76% cho biết họ biết người thực hiện hành vi ngược đãi trước khi hành vi ngược đãi đó xảy ra.

· Một trên mười người được phỏng vấn cho biết họ đã chất vấn người ngược đãi, 11% thấp hơn kết quả năm ngoái, trong khi đó, trả thù giảm xuống chỉ còn 9% - con số này là 17% trước đó.

· Một điều tích cực là 66% đáp viên cho rằng nhìn chung, họ được đối xử an toàn và công bằng trên môi trường số. Ngược lại, nhứng người bị đối xử tệ (12%) phải đối mặt với nhiều nguy cơ trực tuyến và hệ quả.

· Dự án Digital Civility Challenge của Microsoft được đúc kết từ những hành động phản hồi đứng đầu danh sách top 10 những hành động lên án và phơi bày ngược đãi: ‘lên tiếng cho chính bản thân mình’ đứng thứ ba, ‘suy nghĩ trước khi trả lời’ đứng thứ tư, ‘bảo vệ người khác’ đứng thứ sáu.

Dư án Digital Civility Challenge 2.0

Năm ngoái, sau khi công bố kết quả khảo sát, chúng tôi cũng giới thiệu dự án Digital Civility Challenge năm 2017, kêu gọi mọi người cam kết sống theo 04 nguyên tác cơ bản nhằm đảm bảo sự công bằng và an toàn cho những tương tác trên môi trường số. Năm nay, chúng tôi lại khởi động lại dự án này, đồng thời kêu gọi những người ủng hộ cùng chia sẻ những hành động đẹp của mình. Sử dụng hashtags #Challenge4Civility and #Im4DigitalCivility để chia sẻ những câu chuyện về hành động đẹp của chính bạn, hoặc một người bạn biết.

Với dự án này, Microsoft kêu gọi mọi người hãy cùng:

1. Thực hiện quy tắc vàng bằng cách hành động với sự đồng cảm, yêu thương và lòng tốt trong mọi tương tác, đối xử với cộng đồng mạng với sự tôn trọng.

2. Tôn trọng sự khác biệt, các quan điểm khác nhau. Khi có sự bất đồng quan điểm, cần hành xử lịch sự, tránh gọi tên và tấn công cá nhân.

3. Suy nghĩ trước khi phản hồi những điều bạn không đồng ý, và không đăng tải những điều có thể gây tổn thương người khác, ảnh hưởng danh dự hay đe doạ đến sự an toàn của họ.

4. Lên tiếng cho chính bản thân mình và cho người khác bằng cách hỗ trợ những đối tượng của hành vi ngược đãi trực tuyến, báo cáo và lưu giữ chứng cứ của những hành vi đó.

P.V
Bài viết đóng góp, xin gửi về email: vnkinhtenews@gmail.com

Kinh tế News ©


Email: kinhtenews@gmail.com
Ghi rõ nguồn Kinhtenews khi phát hành lại những thông tin này!

Văn phòng Miền Bắc: Tòa nhà ACB, 10 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Văn Phòng Miền Nam: An Phú Plaza,117-119 Lý Chính Thắng, P.7, Q.3
ĐT:(08) 38 330 888 - Fax: (08) 38 330 889