Nhận diện những lỗi gây ra thua lỗ khi đầu tư chứng khoán và cách đối mặt với nó

Kinhtenews - Thua lỗ luôn tồn tại trong quá trình trading, và ai trong chúng ta dù giỏi đến đâu đều phải coi việc thua lỗ là điều tất yếu trong đầu tư. Việc cần làm là tối thiểu chi phí của việc thua lỗ và nâng cao tỷ suất lợi nhuận mỗi lần thành công. Có như vậy, trading mới được coi là một nghề thực sự.


Những cách định nghĩa về thua lỗ sẽ định hình nên những dạng trader khác nhau. Có những người chấp nhận thua lỗ cho tới khi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp biến động không đúng với chiều hướng dự đoán và họ được gọi là những trader trung, dài hạn. Lại có những người chỉ chấp nhận thua lỗ ở một giới hạn giá nào đó và không quan tâm tới những thông tin được phản ánh được coi là những trader với khung thời gian nhỏ hơn.

Nhìn chung việc thua lỗ trong những lần giao dịch luôn mang lại những cảm giác tệ hại cho người giao dịch, tuy nhiên nếu hiểu rõ về bản chất của sự thua lỗ thì chúng ta sẽ thấy đó là chuyện bình thường hoặc có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với tình trạng giao dịch hiện tại để thoát khỏi chúng.

2 loại thua lỗ

Nhìn chung có 2 loại thua lỗ luôn tồn tại trong quá trình giao dịch, đó là thua lỗ bình thường và thua lỗ mang tính chủ quan của người giao dịch.

Thua lỗ bình thường là một điều tất yếu xảy ra, bởi lẽ 1 hệ thống giao dịch thành công thường xác suất cao chỉ đạt trung bình khoảng 70% thắng lợi. Còn 30% giao dịch thua lỗ, chúng ta phải biết chấp nhận khi gặp phải thua lỗ loại này bởi lẽ chúng ta đã làm mọi thứ tốt nhất có thể để tuân thủ kỷ luật giao dịch được đề ra.

Thua lỗ theo cảm xúc thông thường xảy ra do chúng ta không tuân thủ hệ thống giao dịch của bản thân, hành động theo những cảm xúc nhất thời. Có thể kể đến lý do việc chúng ta bị ảnh hưởng bởi số đông, lòng tham hoặc muốn gỡ gạc lại “những gì đã mất” sau một chuỗi ngày mất mát nhưng biến động thị trường không xảy ra như ý muốn.

Bên cạnh đó, mọi thứ cũng mang tính thời điểm. Có thời điểm bạn không thể kiếm được tiền hoặc có thể mất tiên, do vậy đừng cố gắng kiếm tiền mọi thời gian trong đầu tư vì điều đó sẽ làm bạn bị khánh kiệt. Tài khoản đầu tư thực chất cũng như một cổ phiếu, và một ví dụ điển hình là cổ phiếu VNM mặc dù đi lên liên tục trong gần 10 năm nay nhưng có những lúc nó vẫn phải chững lại hoặc suy giảm trong ngắn hạn.

Khi đã biết được bản chất của thua lỗ chỉ nằm trong 2 loại trên, chúng ta sẽ có sự chủ động trong việc kiểm soát cảm xúc cũng như theo dõi cẩn thận, từ đó đưa ra phương hướng để giải quyết tình hình hiện tại.

Đối phó với sự thua lỗ

Sau khi đã biết được bản chất của sự thua lỗ, việc chúng ta cần làm là phải phân loại chúng mỗi khi chúng ta đối mặt với những giao dịch thất bại. Từ đấy điều chỉnh cảm xúc, cũng như các kế hoạch giao dịch cho phù hợp với tình trạng của thị trường hiện tại. Đây là cách giúp chúng ta thoát khỏi những chuỗi ngày thua lỗ thảm hại.

Đối với tình trạng thua lỗ thông thường thì có vẻ đơn giản hơn, bởi lẽ đây là thua lỗ mặc nhiên chúng ta phải chấp nhận. Tuy nhiên sau 1 vài thua lỗ thông thường xảy ra, chúng ta cần phải hiểu rằng hệ thống giao dịch của mỗi người không thể hiệu quả nếu đi ngược xu hướng lớn của thị trường, hoặc là chúng ta cần nâng cấp hệ thống giao dịch để xác suất thành công cao hơn.

Việc phát hiện ra xu hướng lớn đang ngược chiều với chiều hướng chúng ta giao dịch có thể giải quyết bằng cách dừng giao dịch cho tới khi có những tín hiệu đủ tin cậy xác nhận nó đảo chiều. Còn việc cập nhật hệ thống, đây là việc cần làm theo thời gian của mỗi cá nhân. Nhưng chỉ là “update” chứ không phải vứt bỏ 1 hệ thống giao dịch đã giúp chúng ta kiếm tiền trong một thời gian đủ lớn, rồi xây dựng một hệ thống khác. Điều này rất nguy hiểm!

Đối với tình trạng thua lỗ do cảm xúc, dạng thua lỗ này luôn làm trầm trọng thêm tình trạng hiện tại. Nó xuất hiện khi chúng ta hành động theo cảm xúc, phi lý trí chứ không tuân thủ hệ thống giao dịch của cá nhân xây dựng. Việc chúng ta cần làm ngừng giao dịch, cân bằng lại cảm xúc và chỉ giao dịch trở lại khi mọi thứ ủng hộ!

Tú Phạm
Bài viết đóng góp, xin gửi về email: vnkinhtenews@gmail.com

Kinh tế News ©


Email: kinhtenews@gmail.com
Ghi rõ nguồn Kinhtenews khi phát hành lại những thông tin này!

Văn phòng Miền Bắc: Tòa nhà ACB, 10 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Văn Phòng Miền Nam: An Phú Plaza,117-119 Lý Chính Thắng, P.7, Q.3
ĐT:(08) 38 330 888 - Fax: (08) 38 330 889