Doanh nhân Ngô Nhật Phương- Chủ tịch Công ty Cổ
phần Appollo đã ký hợp đồng ngày 28/6/2017 chuyển nhượng số cổ phiếu
chiến lược và toàn bộ phần vốn đã đầu tư trước đó vào công ty Cổ
phần Dược phẩm Trung Ương I- Pharbaco, Được biết đơn vị mua là: Công
ty cổ phần Sài Gòn Pharma, Công ty TNHH Dược Phẩm Huy Cường, một đối
tác nước ngoài và 9 cổ đông khác tại Việt Nam.
Qua thương vụ này ông Ngô Nhật Phương lỗ hơn 140 tỷ đồng. Như vậy, từ năm 2015 đến nay, hoạt động kinh doanh của ông Ngô Nhật Phương và Công ty Apollo liên tục gánh những khoản lỗ khủng, như lỗ trong việc bán thanh lý toàn bộ số cao su ở Lào, Campuchia, Bình Phước và Tây Ninh… Với khoản lỗ 853 tỷ so với vốn đầu tư. Tiếp đó là khoản lỗ do việc thanh lý toàn bộ để chấm dứt các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thanh long, tiêu, điều xuất khẩu với tổng lỗ hơn 1000 tỷ đồng khiến các cổ đông không khỏi lo lắng.
Doanh nhân Ngô Nhật Phương còn được mọi người biết đến là ông xã của ca sĩ Trang Nhung.
Trước đó, khi
mua 60% cổ phiếu của Công ty Cổ phần Dược Phẩm Trung Ương I-Pharbaco để trở
thành cổ đông chiến lược, Ông Ngô Nhật Phương đã đầu tư hơn 400 tỷ đồng thay
mới toàn bộ thiết bị, dây chuyền cũ, xây mới các phòng nghiên cứu thẩm định, xây
dựng lại hệ thống kho, chỉnh trang nhà máy, nâng cấp toàn bộ phần mềm quản lý… đồng
thời tăng lương và chăm lo cho hoạt động của công ty, cải thiện đời sống
cán bộ công nhân viên.
Pharbaco cũng đã
ký kết các hợp đồng với Đức và một công ty của Anh để xây dựng trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc
ung thư, dây chuyền sản xuất sinh phẩm và
xây dựng 6 dây chuyền sản xuất các loại thuốc đạt tiêu chuẩn nhóm I- EU. Với nguồn
vốn lên đến 3600 tỉ đồng, 3 dây chuyền đã bắt đầu khởi công nhưng khi nhận được
thông tin ông Phương và Công ty Appollo rút khỏi các hoạt động đầu tư và kinh
doanh ngành dược khiến cho giới đầu tư hết sức bất ngờ.
Trả lời câu hỏi vì sao đầu tư với số
tiền lớn như vậy ông lại rút vốn khỏi Pharbaco, ông Ngô Nhật Phương chia sẻ: Tôi không phải là người làm
trong ngành dược, nhưng được một số bạn bè thân hữu “rủ rê” kinh doanh
lĩnh vực này. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, tôi thấy từ nhiều
năm qua, hầu hết các công ty đa quốc gia đã thực sự "leo cao, ăn
sâu, cắm rễ" vào tất cả các bệnh viện trong nước và thao túng ngành dược
Việt Nam. Cụ thể: trong tổng số hơn 80 ngàn tỷ đồng cho bảo hiểm y tế
Việt Nam năm 2016, thì các doanh nghiệp nước ngoài chiếm khoảng 66%. Còn lại khoảng
1,5 tỷ đô la Mỹ thì hơn 200 doanh nghiệp trong nước cạnh tranh nhau
ngay trên sân nhà, không đoàn kết, ít có sự hợp tác với nhau. Thực tế các doanh
nghiệp dược Việt Nam ít đầu tư nghiên cứu mà chỉ "chăm
chăm" xem các hoạt chất visa nào có thể bán được thì lập hồ sơ
xin visa sản xuất. Thậm chí, có những hoạt chất đến hơn 100 visa. Nếu tình
trạng như vậy liên tục kéo dài thì ngành dược Việt Nam không thể phát triển sản
xuất được, nếu có chỉ duy trì trong tình trạng "thoi thóp, cầm
chừng”,
Trong thời gian
qua, Đảng chính phủ luôn có chính sách khuyến khích: "Người Việt Nam
dùng hàng Việt Nam", tăng cường sử dụng thuốc nội, nhưng đối với lĩnh vực
dược thì chưa hiệu quả. Phần lớn các bệnh viện đều nêu đủ các lý do để mua rất
ít hàng Việt như các bệnh viện: Trung ương Huế, BV đại hoc Y Dược, BV Việt Đức,
Bệnh viên K,…Phần lớn thuốc ở đây đều là thuốc ngoại. Thực tế, thị trường dược
dành cho doanh nghiệp trong nước hết sức nhỏ bé mặc dù tiềm năng với mức tăng
trưởng hơn 20% nên các công ty và cá
nhân có tầm cỡ chắc chắn sẽ chưa đầu tư và đeo đuổi vào các hoạt động kinh
doanh của ngành dược, khi những chính sách nhằm hỗ trợ việc đầu tư sản xuất
thuốc trong nước chưa trở thành sách lược một cách cụ thể hóa nhằm xây dựng
ngành dược phẩm trong nước phát triển vững mạnh. Chính sách an ninh dược phẩm
chưa được đặt ra như yêu cầu bắt buộc như các quốc gia khác. Tại hội nghị trực
tuyến ngành y tế đầu năm 2017, Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc chỉ ra 9 hạn chế của ngành y tế. Trong đó, có nhiều vấn đề đã
tồn tại dai dẳng nhiều .
Hơn nữa, bảo hiểm Việt Nam trong lĩnh vực y tế
ông Phương cho rằng: còn lộ rõ những bất cập, năng lực
yếu kém.. Chúng ta không tham khảo học hỏi những tính ưu
việt của các quốc gia có trình độ phát triển thu nhập GDP và chỉ số chi
bảo hiểm y tế trên đầu người tương tự Việt Nam như : Băng-la-đét, Philippine, Pa-ki-xtan...vì vậy khi quỹ bảo
hiểm y tế bị đổ bể thì nhằm giảm nguồn chi, bảo hiểm y tế lại chọn
cách “đánh đồng” các dạng bào
chế khác nhau thành một. Thí dụ: Từ viên sủi, viên nén, viên phát tán...lấy lý
do cùng hàm lượng, nồng độ, tác dụng như nhau để áp giá chung là
viên nén. Trong khi đó việc đầu tư công nghệ bào chế tá dược của
viên phát tán so với viên nén, giá do phải sử dụng tá dược và bao bì bảo quản
với chất lượng tốt hơn nên viên phát tán có giá cao hơn từ 10 đến 12 lần. nhưng
đó là điều bắt buộc vì phác đồ điều trị khác nhau viên phát tán, viên
sủi thường dành cho những người đa bệnh, trẻ em , người có sức khỏe yếu hoặc
kháng thuốc không thể uống được mà phải dùng viên ngậm. Điều này tạo ra
nghịch lý trớ trêu là các doanh nghiệp đầu tư ít, đơn giản nhưng lại
có khả năng cạnh tranh so với các đơn vị có đầu tư lớn, công nghệ cao hiện đại.
Nếu theo quan điểm áp dụng của Bảo hiểm y tế Việt Nam thì các doanh nghiệp VN
chỉ cần đầu tư một dây chuyền viên nén là thành nhà máy vô
tình đã bóp cổ sức sống và sự phát triển của doanh nghiệp dược Việt. Ngay trong
công tác bổ nhiệm cán bộ cho ngành dược, Bộ chính trị Chính phủ và Bộ y tế
nhiều khi chưa coi trọng. Có giai đoạn lại bổ nhiệm một bác sĩ, thứ trưởng Phạm
Lê Tuấn kiêm nghiệm ngành dược. Vì không có thứ trưởng có chuyên môn phụ trách về
ngành dược nên nhiều văn bản chính sách áp dụng cho ngành dược không phù hợp. Bảo hiềm Y tế chưa phối
hợp chặt chẽ với ngành dược để có những chính sách tổng thể phù hợp, can thiệp
bừa bãi khiến cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hết sức mệt mỏi.
Ông Phương cũng
cho biết mặc dù rút vốn và không đầu tư kinh doanh vào ngành dược nhưng
nếu có sự đổi thay về chủ trương, chính sách phù hợp của nhà nước nhằm hỗ
trợ doanh nghiệp được áp dụng chắc chắn ông sẽ quay lại đầu tư
quy mô hơn, bài bản hơn nhưng chỉ đầu tư khi số tiền chi cho bảo hiểm y tế
trên 100 usd/người/năm.
Theo xếp hạng của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) thì công nghiệp dược của Việt Nam đang dừng lại ở gần mức độ 3 theo thang phân loại 5 mức phát triển, nghĩa là công nghiệp dược nội địa sản xuất đa số thành phẩm từ nguyên liệu nhập. Phần giá trị sản xuất trong nước chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ do phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu làm thuốc. Quy mô canh tác vùng cây dược liệu mới chỉ khoảng 15.000 ha, đáp ứng gần 30% nhu cầu sản xuất trong nước.
Ông Ngô Nhật Phương- Chủ tịch
Appollo là chồng ca sĩ Trang Nhung, hiện điều hành và nắm giữ cổ phần nhiều
công ty lớn tại Việt Nam và nước ngoài. Ông là người tiên phong trong lĩnh
vực phát triển kinh tế thị trường cả trong thời kỳ bao cấp. Ông có nhiều mô
hình kinh doanh độc đáo kinh doanh thị trường “ngách”, “kinh doanh cơ
hội”; mang lại nguồn lợi ổn định và “khủng” như mô hình kinh doanh ve chai, làm
phân rác, phá dỡ tàu cũ, phế liệu chiến tranh, buôn bán kỳ nam trầm hương, hệ
thống kinh doanh xăng dầu cửa sông, cửa biển, thiêt lập các chợ trời ở các cùng
chồng lấn trên biển, khai thác gỗ ở Lào và Campuchia, Myanmar. Đặc biệt là hệ
thống kinh doanh thuốc lá, kho ngoại quan, hàng miễn thuế dọc biên giới Việt
Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc… Cổ phần tại nhiều Casino.
Bài viết đóng góp, xin gửi về email:
vnkinhtenews@gmail.com